Thông tin chi tiết
1. Cấu tạo bình chữa cháy CO2:
- Vỏ bình được làm bằng thép đúc, dạng hình trụ đứng, thường được sơn màu đỏ.
- Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều (bình của Nga, Ba Lan…), hay kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời là tay xách (bình của Trung Quốc, Nhật Bản…). Tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm chất lượng bình.
- Trong bình chữa cháy và dưới van là ống nhựa cứng dẫn Cacbonic lỏng ra ngoài.
- Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài đảm bảo an toàn.
- Loa phun bằng kim loại hay cao su, nhựa cứng và được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xifong mềm. Bình thường được sơn màu đỏ (trừ bình của Ba Lan sơn màu trắng và bình loại CDE của Trung Quốc sơn màu đen).
- Trên thân bình có nhãn ghi đặc điểm của bình, cách sử dụng...
- Khí CO2 được nén chặt trong bình với áp suất cao sẽ chuyển sang thể lỏng nên khi chữa cháy chỉ vặn van hay rút chốt bóp cò là khí CO2 sẽ phun ra dập tắt đám cháy.
- Cơ chế chữa cháy (tác dụng) của CO2 là làm loãng nồng độ hơi chất cháy trong vùng cháy và bên cạnh đó nó còn có tác dụng làm lạnh do CO2 ở dạng lỏng khi bay hơi sẽ thu nhiệt.
2. Công dụng, phạm vi lắp đặt:
- Bình chữa cháy CO2 là thiết bị chữa cháy bên trong chứa khí CO2 (-790C) được nén vào bình chịu áp lực cao, dùng để dập cháy, có độ tin cậy cao,sử dụng, thao tác đơn giản thuận tiện, hiệu quả.
- Bình CO2 đạt hiệu rất cao khi chữa các đám cháy ở những nơi kín gió, trong phòng kín, buồng., hầm, các thiết bị. điện… sau khi dập tắt đám cháy không để lại dấu vết, không làm hư hỏng chất cháy.
- Bình chữa cháy CO2 được lắp đạt rộng rãi trong các nhà xưởng, hộ gia đình, các hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, trung tâm thương mại, các phương tiện vận chuyển…
3. Cách sử dụng và nguyên lý chữa cháy:
Khi xảy ra cháy, xách bình CO2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m còn tay kia bóp cò. Khí CO2 ở nhiệt độ –790C dưới dạng tuyết lạnh khi qua loa phun ra có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của đám cháy (Chữa cháy bằng phương pháp làm lạnh) sau đó khí CO2 bao phủ lên toàn bộ bề mặt của đám cháy làm giảm nồng độ của ôxy khuyếch tán vào vùng cháy, khi hàm lượng ôxy nhỏ hơn 14% thì đám cháy sẽ tắt (Chữa cháy bằng phương pháp làm loãng nồng độ).
4. Những điểm chú ý khi sử dụng bảo quản bình CO2:
- Không được phun khí CO2 vào người vì sẽ gây bỏng lạnh, khi phun tay cầm loa phun phải cầm. đúng vị tay cầm (Vì cầm vào các vị trí khác sẽ gây bỏng lạnh)
- Bình chữa cháy CO2 phải được đặt ở những nơi râm mát và dễ lấy thuận tiện khi sử dụng
- Ba tháng kiểm tra lượng khí trong bình 1 lần bằng phương pháp cân. Nếu bình không đạt phải xúc nạp lại bình.
Một số lưu ý :
Không dùng bình CO2 này để đập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ, vì :
CO2 + C = 2CO
CO2 + M = MO + CO
CO2 là khí rất độc và dễ nổ
5. Ưu, nhược điểm của bình chữa cháy khí CO2:
* Ưu điểm:
- Thao tác sử dụng đơn giản, hoạt động linh hoạt dễ vận hành.
- Dễ dàng cho việc vệ sinh, di chuyển và bảo trì.
- Giá thành rẻ;
- Chữa cháy hiệu quả với các đám cháy nhỏ, mới phát sinh…
- Không làm hư hại các thiết bị sau khi chữa cháy xong.
* Nhược điểm:
- Chữa cháy kém hiệu quả ở khu vực trống trải, có gió.
- Trọng lượng bình từ 8kg trở lên khó vận hành đối với phụ nữ, trẻ nhỏ và người cao tuổi.